Phân biệt gỗ Tần bì, gỗ Sồi và gỗ Cao su

       Để tránh những trường hợp không mong muốn xảy ra trong quá trình mua sắm và chọn lựa nội thất, Nam An sẽ gửi tới các bạn những cách đơn giản để phân biệt 3 loại gỗ trên nhé!

       Gỗ tần bì (ash), gỗ sồi (oak) và gỗ cao su là 3 loại gỗ có giá cả thích hợp và phổ biến trong sản xuất nội thất hiện nay. Tuy là 3 loại gỗ hoàn toàn khác nhau nhưng không phải ai cũng có thể phân biệt được 3 loại gỗ này, vì vậy mà khách hàng thường sẽ bối rối và hoang mang khi đi chọn lựa đồ nội thất.

       Đôi khi khách hàng sẽ rơi vào tình trạng nhầm lẫn khi muốn mua gỗ sồi nhưng lại nhầm sang gỗ tần bì hay gỗ cao su…chưa kể đến nhiều nơi bán hàng còn cố tình “đánh tráo” khái niệm giữa các loại gỗ để nhằm trục lợi.

     

1. Gỗ Tần bì (Ash)

       Gỗ tần bì được lấy từ cây tần bì có tên khoa học là Fraxinus và viết tắt là Ash, thuộc loài thực vật thân gỗ có hoa thuộc họ ô liu. Tần bì thuộc loại lá rụng, phân bố khắp thế giới nhưng chủ yếu là ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Tuy nhiên về giá thành thì gỗ tần bì không quá đắt mà khá phù hợp với túi tiền của mọi người và gỗ tần bì cũng có giá rẻ hơn gỗ sồi.

     Đặc điểm gỗ tần bì:

  • Mềm hơn gỗ sồi, chịu lực nén tốt, ít bị biến dạng hơn.
  • Dát gỗ có màu nhạt đến gần trắng, gỗ tần bì sáng màu hơn gỗ sồi.
  • Vân gỗ thẳng, mịn, bề mặt gỗ láng nhẵn.

2. Gỗ sồi (Oak)

       Tương tự như gỗ tần bì, gỗ Sồi tên tiếng anh gọi là Oak là loại gỗ được nhập khẩu chính ngạch từ Mỹ và các nước châu Âu như Anh, Thụy Điển. Trên thị trường hiện nay có 2 loại là gỗ sồi trắng và sồi đỏ. Màu gỗ sồi tuy sáng nhưng vẫn sậm màu hơn so với gỗ tần bì. Gỗ sồi được sử dụng phổ biến trong ứng dụng nội thất vì độ bền và đẹp, đây cũng là loại gỗ đắt nhất trong 3 loại gỗ trên.

     Đặc điểm gỗ sồi:

  • Khả năng chịu lực tốt, gỗ cứng, chắc và nặng.
  • Lõi gỗ chống mối mọt, độ bền cao.
  • Vân gỗ sẫm màu và bị đứt quãng chứ không mượt như tần bì.
  • Dễ bị biến dạng khi phơi hoặc sấy.

3. Gỗ cao su

       Gỗ cao su cũng là một loại gỗ phổ thông giá rẻ và là loại gỗ thân thiện với môi trường. Loại gỗ này được trồng và khai thác tại Việt Nam nên không cần nhập khẩu từ nước ngoài. Gỗ cao su thường được sử dụng nhiều đối với bàn ghế gỗ,… Về giá thành, gỗ cao su cũng là loại gỗ không kén chọn vì phù hợp với mọi người và rẻ hơn gỗ sồi và gỗ tần bì.

     Đặc điểm gỗ cao su:

  • Không thấm nước.
  • Bền bỉ và dẻo dai, có thể uốn cong mà không gãy. Tuy nhiên gỗ cao su không bền bằng gỗ sồi.
  • Màu sắc ánh vàng đa dạng từ xám đến nâu.

       Trên đây là một số thông tin cơ bản về 3 loại gỗ phổ biến trên thị trường hiện nay. Nam An mong rằng với những thông tin trên thì khách hàng đã phần nào hiểu được về 3 loại gỗ này và có thêm mẹo nhỏ để phân biệt chúng với nhau. 

(Sưu tầm)